VAI TRÒ CỦA AN TOÀN SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG QUẢN LÝ SỨC KHỎE AO NUÔI THỦY SẢN
VAI TRÒ CỦA AN TOÀN SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG QUẢN LÝ SỨC KHỎE AO NUÔI THỦY SẢN
(The Role of Biosecurity and Biotechnology on Aquacultural Health Management)
Đặt vấn đề Hiện nay, dịch bệnh trong Nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng đang là vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và sự phát triển của nền kinh tế của nước ta. Trong nghiên cứu dịch tể học, các yếu tố môi trường và chất lượng nước kém, quá trình không xử lý khi xả nước ra ngoài, sư di chuyển của động vật thủy sản, quản lý trang trại không chặt chẻ, sự tăng lên nhanh chóng về số lượng của các farm cùng với sự phát triển thâm canh hóa trong kĩ thuật nuôi sẽ dẫn tới sự bùng phát bệnh. Các nguyên nhân cơ bản của dịch tể học về bệnh thường khá phức tạp và khó chính xác. Sự hiểu rõ về mối liên hệ giữa vật chủ, mầm bệnh và môi trường là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Bệnh trên động vật thủy sản nói chung là kêt quả của một loạt điều kiện có liên quan do đó trong điều trị cần có những đánh giá tổng quan tránh tình trạng chỉ tập trung vào một mầm bệnh duy nhất.
Bằng phương pháp truyền thống, thuốc/ hóa chất thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản một cách thường xuyên khi có bệnh xảy ra. Một vài loại trong số đó rất cần thiết và được sử dung rộng rãi cho quy trình quản lý trong trại giống và farm nuôi một cách hiệu quả. Hầu hết các hóa chất được sử dụng không mang theo bất kỳ tác dụng phụ trên sức khỏe con người hoặc môi trường nếu chúng được áp dụng một cách phù hợp về mặt kỹ thuật và cách thức sử dụng, tuy nhiên sử dụng thuốc/hóa chất diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây đã giảm đáng kể do khuyến khích sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả tại các nước đang phát triển, bởi các vấn đề liên quan (1) thiếu nhân lực được đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ để phổ biến thông tin về quản lý sức khỏe động vật thủy sản; (2) việc sử dụng sai một số loại thuốc (ví dụ: việc sử dụng kháng sinh quá mức); (3) không đủ hiểu biết về cơ chế hoạt động và hiệu quả của một số thuốc, đặc biệt là trong điều kiện nuôi trồng thủy sản nhiệt đới; và (4) sự không chắc chắn liên quan đến khung pháp lý và thể chế quản lý sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.
Đánh giá chung, các phương pháp tiếp cận thông thường cho đến nay đã hạn chế thành công trong phòng ngừa hoặc chữa bệnh thủy sản. Các nghiên cứu gần đây trong nổ lực kiểm soát dịch bệnh đã thể hiện rõ tầm quan trọng của mối liên kết của các thành phần khác nhau trong hệ thống sản xuất/nuôi, bao gồm mở rộng trong phương pháp quản lý hệ sinh thái từ đó kiểm soát ngăn chặn và kiểm soát môi trường tại các farm nuôi cũng như sự tấn công của mầm bệnh vào hệ thống nuôi. Từ đó hướng tới phát triển “Phương pháp quản lý hệ thống” thông qua các phương pháp tiếp cận an toàn sinh học và công nghệ sinh học đối với sức khỏe động vật thủy sản.
Khái niệm
An toàn sinh học định nghĩa là các biện pháp và các phương pháp được áp dụng để đảm bảo không có sự hiện diện của mầm bệnh trong môi trường ở tất cả các giai đoạn trong nuôi trồng thủy sản bao gồm tại trại giống và tại ao nuôi để có thể cải thiện được lợi nhuận. Áp dụng an toàn sinh học để đảm bảo tính “an toàn” của tất cả các trang thiết bị và môi trường nuôi đối với vi sinh vật gây bệnh (kí sinh trùng, vi nấm, vi khuẩn và vi – rút) không xuất hiện (ngăn chặn sự xâm nhập hoặc giảm tối đa số lượng tổng trong quá trình xâm nhập) trong hệ thống nuôi .
Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản có nghĩa là bất kỳ ứng dụng công nghệ nào có sử dụng các hệ thống sinh học, vi sinh vật sống hoặc dẫn xuất của chúng để sản xuất hoặc bổ sung vào các sản phẩm hoặc những quy trình cho các mục đích xử lý cụ thể trong ao nuôi. Công nghệ sinh học có thể được sử dụng để đánh giá hệ sinh thái ao nuôi thủy sản, sự chuyển hóa của các chất gây ô nhiễm/gây độc thành dạng chất không độc, tạo ra nguồn vật liệu cho phân hủy sinh học và phát triển quy trình xử lý môi trường một cách an toàn.
Ứng dụng kiểm soát sinh học và công nghệ sinh học trong quản lý dịch bệnh thủy sản
Trong nhiều năm qua, quản lý dịch bệnh thông qua Công nghệ sinh học và An toàn sinh học để chống lại hoặc kiểm soát dịch bệnh đã đạt được những một số thành công nổi bật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét để có thể phát triển hơn kĩ thuật mới và hoàn thiện hơn những kỉ thuật đang hiện có.
Kiểm soát sinh học
- Kiểm soát chất lượng và sử dụng chi phí đầu vào một cách có hiệu quả (nước, con giống, thức ăn,…)
- Vai trò của dinh dưỡng tốt trong việc cải thiện sức khỏe động vật thủy sản
- Khai thác hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu của vật chủ trong việc kiểm soát sức khỏe động vật thủy sản
- Phát triển các loại vaccin trên những loài có giá trị kinh tế
- Sử dụng các chất kích thích miễn dịch hoặc các chất tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu để tăng khả năng kháng bệnh
- Sử dụng các sản phẩm an toàn sinh học và công nghệ sinh học
- Sử dụng chế phẩm sinh học và tăng cường sinh học để cải thiện chất lượng môi trường nuôi thủy sản
Công nghệ sinh học
Sự phát hiện của những vấn đề này chắc chắn sẽ không chỉ góp phần làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản sẽ được chấp nhận nhiều hơn bởi thị hiếu của người tiêu dùng.
Xét nghiệm miễn dịch, bao gồm kỹ thuật kháng thể huỳnh quang (FAT) và xét nghiệm miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) được sử dụng trước đây để phát hiện các mầm bệnh khác nhau trên động vật thủy sản. Sự đổi mới của các thử nghiệm mới từ kỹ thuật di truyền sử dụng thăm dò axit nucleic đang phát triển từ chẩn đoán y khoa. Trong đó, kỹ thuật phân tử sinh học polymerase chain reaction (PCR) - có thể nhân số lượng DNA lên rất nhiều lần đã tạo nên hiệu quả trong việc phát hiện sự hiện diện của trình tự axit nucleic của cá/tôm và mầm bệnh tôm từ các mô bị nhiễm bệnh.
Hiện tại đang có hai xu hướng: (a) nông dân sử dụng các bộ KIT có sẵn kiểm trai tại ao nuôi để có được thông tin nhanh chóng về sự hiện diện của mầm bệnh; và (b) các phòng thí nghiệm chuyên sâu với nhân viên được đào tạo chuyên môn sẽ tiến hành thu mẫu để thực hiện các quy trình xử lý sau đó nhận diện và định danh mầm bệnh một cách chính xác thông qua các phương pháp phát hiện kháng nguyên hoặc trình tự acid nucleic. Và trong những năm gần đây, trong nuôi trồng thủy sản đang hướng tới phát triển những bộ KIT chẩn đoán bệnh với giá thành phù hợp, hiệu quả về chi phí , chẩn đoán nhanh và có độ chính xác cao đối với mầm bệnh.
Các ứng dụng công nghệ di truyền trong nuôi trồng thủy sản cần được được sắp xếp hợp lý như là một phần của an toàn sinh học cho sức khỏe tôm/cá, góp phần đóng vai trò là công cụ chẩn đoán để xác nhận sự hiện diện của một mầm bệnh cụ thể.
Nhận thức của toàn cầu
Trong thập kỷ qua, các vấn đề phát triển bền vững, mức độ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và phát triển tính bền vững lâu dài của nuôi trồng thủy sản đã nhận được sự chú ý và quan tâm ngày càng nhiều của toàn cầu nói chung và các quốc gia phát triển ngành Nuôi trồng thủy sản. Trong đó, một trong những tiêu chí được quan tâm rộng rãi nhất cho sự phát triển bền vững là sự cân bằng của hoạt động Nuôi trồng thủy sản và sức chứa của môi trường tự nhiên. Biện pháp tạo ra một "môi trường cho phép" phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững chỉ có thể đạt được thông qua các phương pháp tiếp cận an toàn sinh học và công nghệ sinh học.
(Bài viết kế tiếp: :”An toàn sinh học” trong phục hồi hệ sinh thái ao nuôi tôm”)