Làn sóng công nghệ sinh học thủy sản
(Thủy sản Việt Nam) - Qua Hội nghị NTTS châu Á - Thái Bình Dương (APA 2018) diễn ra tại Đài Loan vào tháng 4/2018, dễ nhận thấy xu hướng của ngành NTTS hiện nay là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học. Đây cũng chính là những giải pháp có thể tháo gỡ được những nút thắt trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản.
Thứ 4, 06/06/2018 09:34:08 GMT+7
Làn sóng công nghệ sinh học thủy sản
(Thủy sản Việt Nam) - Qua Hội nghị NTTS châu Á - Thái Bình Dương (APA 2018) diễn ra tại Đài Loan vào tháng 4/2018, dễ nhận thấy xu hướng của ngành NTTS hiện nay là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học. Đây cũng chính là những giải pháp có thể tháo gỡ được những nút thắt trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản.Ứng dụng công nghệ sinh học là chìa khóa thành công trong NTTS Ảnh: ST
Sự kiện APA 2018 lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Đài Bắc, Đài Loan trong 3 ngày (24 - 26/4/2018). Đơn vị tổ chức gồm Chi hội châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Hiệp hội NTTS Thế giới, Đại học Biển quốc gia Đài Loan (NTOU) và được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục thủy sản Đài Loan, Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan.
Theo Allen Wu, Giám đốc NTTS Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nutriad, đặt tại Đài Bắc, Đài Loan tiên phong trong NTTS hiện đại và mặc dù, hiện nay sản xuất ở Đài Loan còn hạn chế, song chuyên môn của nhiều công ty và nhà tư vấn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển NTTS ở châu Á và trên toàn thế giới.
TS Ching-Fong Chang, lãnh đạo tại NTOU chia sẻ: “Một ngành NTTS được coi là vững mạnh phải hoạt động hiệu quả theo 3 nguyên tắc: kinh tế, xã hội và môi trường”. Theo ông Chang, những năm gần đây, công nghệ sinh học biển đã được sử dụng để tạo đột phá trong ngành NTTS mà điển hình là phát triển vaccine ngăn chặn dịch bệnh. Trong hoạt động nuôi cá mú, virus gây bệnh NNV và iridovirus đã ảnh hưởng lớn tới năng suất vì khiến tỷ lệ chết lên tới 90 - 100%. Do đó, tại APA 2018, nhiều chuyên gia tập trung thảo luận về công nghệ sinh học trong quản lý NNV và iridovirus ở nhiều loại cá mú nuôi. Cùng đó là rất nhiều giải pháp được đưa ra và đều dựa vào các ứng dụng công nghệ sinh học.
TS Peter De Schryver tại Công ty Inve Aquaculture chi nhánh Thái Lan cho biết, dịch bệnh chính là trở ngại lớn nhất của ngành NTTS hiện nay. Do đó, nhóm chuyên gia do TS Petter đứng đầu gồm nhiều thành viên thuộc Đại học Ghent, Bỉ đang kêu gọi và hướng dẫn nông dân cùng nhiều trại nuôi phải bỏ ngay hình thức quản lý bằng kinh nghiệm truyền miệng, mà thay vào đó là quản lý trại nuôi bằng kiến thức có cơ sở khoa học. Điều này đồng nghĩa, người nuôi thủy sản cần phải chú trọng quản lý vi khuẩn trong trại nuôi và trại giống. Ông cho biết thêm, trong quản lý hệ sinh thái ao nuôi và trại giống hiện nay, Inve Aquaculture đang nuôi cả vi khuẩn có lợi và có hại cho tôm hoặc cá. Để đạt được sự bền vững, chúng ta cần phải học các sử dụng vi khuẩn có lợi. Đây cũng là những bước tiến trong ngành nghiên cứu vi khuẩn và là công cụ để ngăn chặn vi khuẩn ở mức độ phân tử, đó là gen di truyền trong vi khuẩn, từ đó quyết định sự đa dạng sinh học trong hệ thống nuôi thủy sản.
Rất khó đoán được tỷ lệ sống của vật nuôi ở trại giống, nhưng nếu nghiên cứu kỹ về hệ thống nuôi thì chúng ta sẽ thấy hỗn hợp vi khuẩn ở 3 nhóm: vi khuẩn có lợi/trung tính, vi khuẩn có hại và vi khuẩn cơ hội. Chúng ta cần phải xóa bỏ mọi trở ngại và tìm cách để vi khuẩn có lợi thống trị các vi khuẩn cơ hội. Và để làm được điều này, an toàn sinh học chính là một công cụ hữu ích nhất; ví dụ để kiểm soát vi khuẩn cơ hội trong trại nuôi con giống, công nghệ tuần hoàn cùng hệ thống lọc sinh học chính là giải pháp. Ngoài ra, ứng dụng của quản lý vi khuẩn giảm thiểu bùng phát dịch bệnh EMS/AHPND. Tuy nhiên, công nghệ mới đem đến nhiều cơ hội để tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và phương thức chăn nuôi bền vững, nhưng cũng tạo ra thách thức mới cho lĩnh vực nghiên cứu và năng lực điều hành của các nước đang phát triển. Tuấn Anh (Tổng hợp)